Mọc răng là một cột mốc quan trọng trong giai đoạn phát triển của trẻ. Để biết chính xác thời gian mọc và thay răng của bé, các mẹ hãy lưu lại ngay những cột mốc sau nhé.
Theo chuyên gia y tế, mỗi bé có thời gian mọc răng khác nhau. Có nhiều yếu tố ảnh hưởng đến thời gian mọc và thay răng của bé nhưng ngoài dinh dưỡng, môi trường sống…thì thời gian mọc và thay răng sẽ phụ thuộc vào 2 yếu tố chính đó là thể chất và gen di truyền của từng bé. Nhiều bé mọc chiếc răng sữa đầu tiên từ khá sớm nhưng ngược lại cũng có những bé gần 1 tuổi mới bắt đầu mọc răng.
Bảng lịch mọc răng của bé
Khi mọc răng, các vấn đề nảy sinh trong quá trình trẻ mọc răng là hoàn toàn bình thường theo đúng quy luật phát triển của trẻ. Cơ thể trẻ có thể sẽ có nhiều thay đổi, đặc biệt là xuất hiện các triệu chứng như sốt cao hoặc tiêu chảy. Mẹ cần phải bình tĩnh để nhận định đúng nguyên nhân và tìm cách xử lý cho phù hợp. Tùy theo mức độ diễn biến cơ thể trẻ mà có cách xử trí. Quan trọng là mẹ không nên lạm dụng thuốc mà hãy bổ sung thêm các chất dinh dưỡng giúp cơ thể trẻ có đủ sức đề kháng để tự động điều chỉnh.
Bảng thứ tự mọc và thay răng của bé
7 dấu hiệu giúp bạn biết trẻ sắp mọc răng
Một số dấu hiệu sau đây sẽ mách bảo bạn rằng con yêu đang sắp mọc răng:
- Chảy nước miếng: Quá trình mọc răng sẽ khiến lợi của bé sưng lên kích thích nước miếng trong khoang miệng chảy ra nhiều hơn. Dù vậy, chảy nước miếng cũng là hiện tượng phổ biến với các bé khoảng từ 10 tuần đến tầm 4 tháng tuổi. Do đó, các mẹ có thể nhầm lẫn dấu hiệu chảy dãi bình thường.
- Sốt: Hệ miễn dịch ở bé có thể thay đổi khi chiếc răng đầu tiên mới xuất hiện, nướu sẽ bị sưng và răng nhô lên có thể khiến bé sốt nhẹ. Ngoài ra, khi cơ thể trẻ dồn hết năng lượng cho việc mọc răng dễ khiến các tác nhân gây sốt bên ngoài dễ xâm nhập vào cơ thể bé khiến bé bị sốt. Nếu bé sốt cao, kéo dài, cha mẹ nên đưa bé đi khám ở các trung tâm nhi khoa.
- Chảy nước miếng: Quá trình mọc răng sẽ khiến lợi của bé sưng lên kích thích nước miếng trong khoang miệng chảy ra nhiều hơn. Dù vậy, chảy nước miếng cũng là hiện tượng phổ biến với các bé khoảng từ 10 tuần đến tầm 4 tháng tuổi. Do đó, các mẹ có thể nhầm lẫn dấu hiệu chảy dãi bình thường.
- Sốt: Hệ miễn dịch ở bé có thể thay đổi khi chiếc răng đầu tiên mới xuất hiện, nướu sẽ bị sưng và răng nhô lên có thể khiến bé sốt nhẹ. Ngoài ra, khi cơ thể trẻ dồn hết năng lượng cho việc mọc răng dễ khiến các tác nhân gây sốt bên ngoài dễ xâm nhập vào cơ thể bé khiến bé bị sốt. Nếu bé sốt cao, kéo dài, cha mẹ nên đưa bé đi khám ở các trung tâm nhi khoa.
Bé cưng sẽ dễ bị sốt do nướu sưng trong quá trình mọc răng đầu đời
- Thích cắn: Răng nhú lên nướu bị sưng, áp lực bị răng chồi lên khỏi lợi sẽ khiến bé vô cùng bứt rứt. Khi đó, bé sẽ tìm cách giảm thiểu sự khó chịu thông qua việc cắn hoặc ngậm tay. Lúc này, những mảnh khăn tay mềm, sạch sẽ rất thích hợp để bé ngậm, giúp bé giảm sự khó chịu trong quá trình mọc răng.
- Tiêu chảy: Dù chưa được các chuyên gia khẳng định nhưng theo kinh nghiệm của nhiều người mẹ, bé thường đi tiêu nhiều hơn bình thường trong giai đoạn mọc răng. Tuy nhiên, mọc răng không phải yếu tố chính khiến bé mắc tiêu chảy. Do đó, nếu bé bị tiêu chảy nặng, cha mẹ nên nhanh chóng đưa bé đi khám.
- Cằm và quanh miệng nổi ban: Do nước dãi chảy nhiều ra khỏi khoang miệng nên nó có thể khiến bé bị nổi ban ở vùng da khô như cằm hoặc quanh miệng, đây là những vùng da tiếp xúc với nước bọt. Để tránh bị nổi bạn, mẹ nên vệ sinh thường xuyên quanh miệng khi bé chảy nước dãi.
- Bị đau, biếng ăn: Khi lợi bị sưng, bé sẽ khó chịu, quấy khóc vì đau và mệt mỏi, đặc biệt là với chiếc răng đầu tiên. Thời gian mọc những chiếc răng sau sẽ dễ chịu hơn do bé đã làm quen với cảm giác bị đau. Sự khó chịu trong khoảng thời gian này sẽ khiến trẻ ăn ít đi. Lâu dần sẽ không cung cấp đủ dinh dưỡng hàng ngày dẫn đến tình trạng biếng ăn. Lúc này mẹ có thể tham khảo các sản phẩm sữa cao năng lượng giúp bổ sung đầy đủ dinh dưỡng trong giai đoạn trẻ biếng ăn.
- Ngủ không ngon: Cơn đau răng không chỉ gây khó chịu vào ban ngày mà nó còn khiến bé bất an vào cả ban đêm. Nếu bé tỉnh giấc, có thể vỗ về, hát ru nhưng không nên cho bé ăn đêm, vì hành vi này có thể trở thành phản xạ có điều kiện ngay cả khi bé không bị đau vì mọc răng.
- Tiêu chảy: Dù chưa được các chuyên gia khẳng định nhưng theo kinh nghiệm của nhiều người mẹ, bé thường đi tiêu nhiều hơn bình thường trong giai đoạn mọc răng. Tuy nhiên, mọc răng không phải yếu tố chính khiến bé mắc tiêu chảy. Do đó, nếu bé bị tiêu chảy nặng, cha mẹ nên nhanh chóng đưa bé đi khám.
- Cằm và quanh miệng nổi ban: Do nước dãi chảy nhiều ra khỏi khoang miệng nên nó có thể khiến bé bị nổi ban ở vùng da khô như cằm hoặc quanh miệng, đây là những vùng da tiếp xúc với nước bọt. Để tránh bị nổi bạn, mẹ nên vệ sinh thường xuyên quanh miệng khi bé chảy nước dãi.
- Bị đau, biếng ăn: Khi lợi bị sưng, bé sẽ khó chịu, quấy khóc vì đau và mệt mỏi, đặc biệt là với chiếc răng đầu tiên. Thời gian mọc những chiếc răng sau sẽ dễ chịu hơn do bé đã làm quen với cảm giác bị đau. Sự khó chịu trong khoảng thời gian này sẽ khiến trẻ ăn ít đi. Lâu dần sẽ không cung cấp đủ dinh dưỡng hàng ngày dẫn đến tình trạng biếng ăn. Lúc này mẹ có thể tham khảo các sản phẩm sữa cao năng lượng giúp bổ sung đầy đủ dinh dưỡng trong giai đoạn trẻ biếng ăn.
- Ngủ không ngon: Cơn đau răng không chỉ gây khó chịu vào ban ngày mà nó còn khiến bé bất an vào cả ban đêm. Nếu bé tỉnh giấc, có thể vỗ về, hát ru nhưng không nên cho bé ăn đêm, vì hành vi này có thể trở thành phản xạ có điều kiện ngay cả khi bé không bị đau vì mọc răng.
Xem thêm:
Đặt Tên Hay Cho Bé Hợp Mệnh Tuổi Bố Mẹ Năm 2021
Thai 41 Tuần Chưa Có Dấu Hiệu Chuyển Dạ Có Nguy Hiểm Không?
---
Hotline: 1900 636047
Email: hinata@hinata-vn.com
Website: https://hinata-vn.com