Chăm sóc bé từ lúc lọt lòng!

Chăm sóc bé từ lúc lọt lòng!

Khi bé mới bắt đầu học bò, bạn hãy cởi tất cho con, để bàn chân bé cảm nhận được mặt phẳng của nền nhà hoặc giường.
 
Nếu bé có thói quen mút tay: Tốt nhất bạn hãy tìm cách tránh cho con mình thói quen xấu này ngay từ hồi sơ sinh, nếu không sau này răng bé sẽ có nguy cơ bị biến dạng, và phải nhờ đến bác sĩ nha khoa để điều chỉnh. Thay bằng ngón tay hãy cho con mút núm vú cao su, như thế vừa mềm hơn mà lại không ảnh hưởng đến răng bé. Những bé có thói quen mút tay cần được bác sĩ nha khoa khám thường xuyên.
 
Chăm sóc rốn cho trẻ sơ sinh:
 
Bạn cần có: Nước ô xy già 3 %, thuốc tím 5 % hoặc thuốc xanh 1 %, tăm quấn bông, miếng bông gòn.
 
Trẻ sơ sinh trong vòng 2-3 tuần đầu phải được rửa rốn hai lần mỗi ngày. Những vẫy khô trên miệng rốn cần được ngoáy sạch theo trình tự sau đây: đầu tiên thấm ô xy già vào đầu tăm bông rồi bôi vào rốn, giữ trong vòng 5-10 giây. Nếu có nhiều vấy khô trong rốn, có thể bôi ô xy già hai lần. Sau đó lau khô miệng rốn rồi bôi thuốc tím hoặc thuốc xanh để làm khô rốn và phòng các loại vi khuẩn xâm nhập vào rốn trẻ. Khi mặc quần áo cho bé, nên che kín rốn bằng một miếng gạc.
Chú ý khi mặc bỉm cho bé để mép trên của bỉm không kéo ngang qua rốn, mà thấp hơn rốn một chút.
 
Chú ý theo dõi rốn của bé và cho đi khám ngay nếu thấy một trong các hiện tượng vùng xung quanh rốn đỏ lên, miệng rốn sưng và vùng xa xung quanh nóng lên, hoặc rốn không lành sau 5-7 ngày kể từ khi bé từ nhà hộ sinh về nhà.
 
Chăm sóc mũi cho bé
 
Có thể làm vệ sinh mũi cho trẻ sơ sinh bằng cách dùng một chiếc bình nhỏ chuyên dụng bằng cao su. Đầu tiên bạn nhỏ vào mũi bé vài giọt muối sinh lý, muối biển pha loãng hoặc nước muối thường pha loãng, sau đó dùng bình hút dỉ mũi cho bé.
 
Sau khoảng một tuổi rưỡi bé đã biết cách hỉ mũi vào khăn mùi xoa nếu được người lớn làm mẫu, sau 2 tuổi rưỡi tới 3 tuổi bé đã tự mình làm được động tác này. Hãy chỉ cho bé rằng cần bịt một lỗ mũi trong khi xỉ mạnh lỗ mũi kia. Phần khăn mùi xoa bản phải được gặp lại , lần sau xỉ mũi chú ý dùng phần sạch, để tránh trường hợp vi khuẩn rơi ngược lại vào mũi, miệng hay mắt.
 
Để bé có giấc ngủ ngon
 
Trẻ sẽ dễ ngủ hơn nếu như ngày nào cũng được ru đúng vào một giờ nào đó buổi tối, và cùng một chỗ ngủ quen thuộc. Trước khi đến giờ đi ngủ chừng 2-3 tiếng, cố gắng không cho trẻ chơi các trò huyên náo hay tiếp xúc với quá nhiều khách khứa. Chính vì thế, nếu có khách tới thăm cháu thì nên đến vào ban ngày, chứ nên tránh các giờ buổi chiều tối.
 
Nếu bạn để ý thấy giữa mũi và miệng bé có một vùng hình tam giác màu xanh nhạt, cần cho bé đi khám ngay, vì đây là hiện tượng thiếu ô xy trong máu do một trong các nguyên nhân sau đây: bé bị cảm cúm lâu ngày không khỏi, một căn bệnh virut đang âm ỉ trong người hoặc bệnh tim.
 
Quần áo của bé phải được là (ủi) cả hai mặt trái và phải, có thể mới hoàn toàn tránh được vi khuẩn còn sót lại sau khi giặt và đảm bảo rằng các đường may không làm xước làn da vốn rất mỏng của bé.
 
Trước bốn tháng tuổi mắt của bé thường bị hiếng và điều này hoàn toàn bình thường, bởi khi nằm trong bụng mẹ bé không có dịp để thực hành "các động tác của cơ quan này. Song nếu sau 4 tháng bạn vẫn thấy mắt con mình bị hiếng thì cần cho đi khám ngay
 
Những điều cần lưu ý khi bạn làm các bài tập thể dục cho con
 
Trước tiên, đừng quên rằng tập thể dục phải làm cho bé thích thú, nếu có động tác nào đó khiến cho bé khó chịu và quấy khóc thì bạn nên dừng lại ngay, và lần sau hãy thay bằng các bài tập khác.
 
Trong khi tập thể dục cho bé, đừng quên luôn miệng chuyện trò với cục cưng của bạn.
 
Mỗi bài tập lặp đi lặp lại không quá 2-5 lần, để "vận động viên nhí" không bị mệt mỏi quá mức.
 
Không cố gắng kéo tay, chân của con quá mạnh, nếu bé có biểu hiện chống cự lại động tác nào đó, hãy dừng lại và vuốt ve hay hay cò bé một lát.
 
Tập thể dục cho con cần cẩn thận và chú ý để đảm bảo an toàn, nhưng đồng thời bạn cũng phải bình tĩnh và tự tin, bởi trẻ rất nhạy cảm với cảm xúc của bố mẹ.
 
Nên kết thúc bài tập thể dục bằng các động tác mà bé ưa thích nhất.
 
Tránh để bé bị tình trạng khát nước?
 
Khi bé khát, bé sẽ tìm cách thông báo về nhu cầu của mình cho bố mẹ biết, kể cả khi bé chưa biết nói. Bạn sẽ để ý thấy con khóc, khó chịu hoặc phát ra những âm thanh đặc biệt như tóp tép lưỡi. Khi đó cần cho con uống nước. Nếu tình trạng khát kéo dài quá lâu, cơ thể của trẻ sẽ bị mất nước và bạn sẽ nhận ra những dấu hiệu sau đây:
 
Môi và lưỡi của bé trở nên khô, trong miệng không còn nước dãi, lưỡi của bé có màu xám nhạt.
 
Bé đi tè ít hơn và nước giải có màu vàng sẫm.
 
Da bé có biểu hiện khô và phần thóp bị lõm xuống.
 
Nguyên nhân của các hiện tượng nói trên có thể là do bé bị sốt, bé bị tiêu chảy, bé bị nôn hoặc bé bị chớ quá nhiều. Trong trường hợp này chỉ cho bé uống thêm nước không thôi thì chưa đủ, bởi cần khôi phục sự cân bằng muối khoáng trong cơ thể. Vì thế cách tốt nhất là cho bé đi khám ngay.
 
Nhiệt độ nước tắm cho bé lý tưởng nhất là 36 độ C. Để đảm bảo độ chính xác, hãy dùng nhiệt kế điện tử, chứ không nên đo bằng nhiệt kế thủy ngân.
 
 
 

Tags: Sau khi sinh
← Bài trước Bài sau →