Quá trình phát triển của trẻ sơ sinh dường như sẽ được mẹ nhìn ra rõ rệt từng ngày. Mỗi ngày trôi qua, con sẽ lại khác, đáng yêu, kháu khỉnh và tạo cho mẹ nhiều bất ngờ hơn nữa. Ngay từ khi được sinh ra, mọi vấn đề về con đều được mẹ đặc biệt chú ý, đặc biệt quan tâm mà mong chờ ngày con lớn lên trong vòng tay yêu thương và tình cảm của ba mẹ.
Nuôi một đứa bé không hề dễ, tuy nhiên chỉ cần ba mẹ dành hết tình cảm cho con, cùng con lớn lên hàng ngày và khám phá thế giới xung quanh thôi, con chắc chắn sẽ phát triển khỏe mạnh theo từng giai đoạn, theo cách của con
1. Quá trình phát triển của trẻ sơ sinh 1 tháng đầu đời
Ngay khi được sinh ra, bé đã có khả năng tự ăn theo bản năng vốn dĩ của mình. Bé tập làm quen với ti mẹ cũng rất nhanh, chỉ sau 1 vài phút tìm kiếm em bé đã có thể ngậm trọn ti mẹ và bú no bụng rồi.
1.1 Tuần đầu tiên:
Mẹ nên cho bé được bú sữa mẹ để kích thích tuyến vú sản sinh ra sữa nhiều hơn. Mặc dù thời gian đầu, nhu cầu bú của bé chưa nhiều nhưng bé cũng biết thông báo cho mẹ biết khi đói bằng các biểu hiện: khóc, vùng vẫy ngay cả khi đang được bế, miệng tìm vú.
Ngủ là cách để trẻ sơ sinh phát triển cơ thể nên thời gian đầu mẹ sẽ thấy bé ngủ gần như cả ngày lẫn đêm. Bé có thể dậy chơi nhưng chỉ chốc lát rồi lại ngủ. Khoảng thời gian này sẽ khá yên tĩnh để mẹ có thể nghỉ ngơi và phục hồi cơ thể sau sinh.
1 số lưu ý cho mẹ: Thời gian này việc chăm sóc cuống rốn cho bé là đặc biệt quan trọng. Bạn cần giữ cho cuống rốn luôn khô ráo, sạch sẽ. Có thể bé sẽ rụng rốn trong 1 tuần đầu tiên này, nhưng có những bé sẽ rụng ở tuần thứ 2 nên mẹ không cần quá lo lắng nhé.
1.2 Tuần thứ 2
Lúc này bé đã dần làm quen với mùi cơ thể mẹ, với giọng nói của mẹ nhiều hơn. Dù chưa thể nhìn rõ khuân mặt mẹ, tuy nhiên bé đã có thể nhìn thấy vật thể trong khoảng cách khoảng 20-30cm. Vậy nên mẹ thường xuyên bế bé khi bú và hôn bàn tay bé để kích thích tuyến sữa và để bé cảm nhận hơi ấm từ cơ thể mẹ nhé.
Giấc ngủ với bé ở tuần này sẽ vẫn sẽ khá dài. Nó hầu như kéo dài đến hết tháng đầu tiên. Bé có thể ngủ 20 tiếng mỗi ngày. Điều kỳ diệu là đây cũng là thời gian mà mẹ nhận ra bé điều chỉnh nếp ngủ phù hợp với ngày - đêm. Nhưng nếu bé nhà mẹ ngủ ngày cày đêm thì mẹ cũng cố gắng cùng con nhé, dần dần con sẽ quen với nếp sinh hoạt thôi.
1 số lưu ý cho mẹ: Mẹ đã trải qua 1 tuần bên con, cùng con tập ti và làm quen với thế giới bên ngoài. Nhưng có rất nhiều trường hợp các mẹ cho con bú chưa đúng tư thế dẫn đến việc bị trầy, đau, rát đầu ti, có thể bị viêm cổ gà.. Việc giữ vệ sinh đầu ti là cực kỳ quan trọng mẹ nhé. Hàng ngày, mẹ cần vệ sinh đầu ti 2-3 lần bằng nước ấm.
1.3 Tuần thứ 3
Giai đoạn này mẹ sẽ thấy bé thường xuyên ngủ trong lúc đang ăn. Mặc dù vậy mẹ cũng không cần gọi con dậy cho ăn tiếp đâu, khi bé đói bé sẽ tự dậy tìm ti mẹ ngay thôi. Thông thường bé sẽ bú khoảng 2 tiếng một lần nhưng có nhiều lúc bé ngủ say quên ăn thì cũng ko cần lo lắng nhé. Mẹ chỉ cần cho bé bú theo đúng nhu cầu của bé là ok.
Ngoài việc ăn và ngủ, lúc này bé đã có những thái độ rõ rệt hơn: Bé biết nắm, giật mình...mỗi biểu hiện sẽ dần thay đổi theo từng tháng tuổi của con.
Giai đoạn này bé đã có khả năng tiếp nhận âm thanh khá tốt, bé có thể cảm nhận được nhịp điệu trong từng câu nói. Vậy nên bố mẹ có thể hát cho con nghe, trò chuyện cùng con nhiều hơn để con nhanh biết nói nè.
1 số lưu ý cho mẹ: Có thể nhiều mẹ có thắc mắc là tại sao không thấy chúng tôi nhắc đến cân nặng vào chiều cao của con trong mỗi giai đoạn phát triển của con đúng không? Bởi thời điểm này chất dinh dưỡng của con hoàn toàn được hấp thụ từ mẹ, nên mẹ chỉ cần có chế độ phù hợp và đầy đủ là con có thể khỏe mạnh và tăng cân rồi.
Ở giai đoạn này có em bé bắt đầu có hiện tường cáu gắt khi ngủ hoặc khóc nhiều hơn thì mẹ cũng không cần lo lắng nhiều. Bạn chỉ cần kiểm tra xem: con có đói không? tã con có bẩn không?..nếu mọi thứ đang ổn thì có thể chi là bé thích khóc, thích làm nũng mẹ chút thôi.
1.4 Tuần thứ 4:
Bước vào tuần thứ 4, mẹ cùng gia đình đã khá quen với nếp sinh hoạt của con rồi. Lúc này bé bắt đầu thức nhiều hơn sau mỗi cữ ăn; khả năng phân biệt ngày - đêm cũng đã khá rõ và ngủ đêm ổn định hơn. Tuy nhiên nhiều bé có hiện tượng gắt ngủ ở giai đoạn này. Bé có thể khóc cả tiếng trước khi chimf vào giấc ngủ, nhưng hiện tượng này sẽ sớm hết thôi. Vì thế mẹ cần làm quen để dỗ dành con và trấn an tinh thần mình để không bị strees quá nhiều.
4 tuần tuổi bé đã nạp được lượng thức ăn nhiều hơn. Song cũng có những bé ọe ra sau mỗi lần ăn do bé ăn quá no hoặc do đường tiêu hóa của bé còn đang thẳng nên dễ gây trào ngược lên thực quản. Trường hợp bé thường xuyên bị như vậy, mẹ nên đặt khăn sữa ở cổ bé khi cho bé bú và bế bé khoảng 15p sau mỗi bữa ăn rồi mới để bé nằm.
Ở tuần tuổi này, mẹ đã có thể bắt gặp những tiếng ê a, thì thầm của bé. Mẹ đã có những lúc hạnh phúc khi thấy vẻ hân hoan của bé khi trò chuyện
1 số lưu ý cho mẹ: Ngày xưa, chúng ta còn khá lạ lẫm với hai từ "Trầm cảm" nhưng gần đây khái niệm này được nhắc đến khá nhiều do tỷ lệ người mắc trầm cảm tăng lên đáng kể. Ngay sau khi sinh, nội tiết tô cơ thể mẹ thay đổi, kèm theo sự mệt mỏi trong quá trình nuôi con, mẹ dường như phải đối diện với tiếng con khóc, với những ngày mất ngủ...Nhưng mẹ hãy lạc quan lên nhé, thời kỳ này sẽ nhanh chóng qua đi và mẹ sẽ hạnh phúc cùng con lớn lên từng ngày. Tìm cách giải thoát strees là cách tốt nhất để mẹ có thể khiến mình tốt hơn mỗi ngày. Âu yếm con, trò chuyện cùng con...là cách gắn kết tình cảm lớn nhất mẹ nhé.
2. Quá trình phát triển của trẻ sơ sinh tháng thứ 2
Sau khi trải qua 1 tháng cùng bé phát triển, điều được hầu hết các bà mẹ quan tâm ở thời điểm này là cân nặng của con. Khi sinh ra, cân năng của bé có thể thấp hơn lúc mới trào đời khoảng 10% và sẽ tăng cân trở lại trong suốt quá trình tiếp theo. Vậy nên nếu bé nhà mẹ có cân nặng thấp vào thời điểm này thì mẹ cũng đừng quá lo lắng nha.
2.1 Tuần thứ 5:
Bước vào thời điểm này, bé đã có khả năng nhìn xa hơn, thính giác cũng phát triển tốt hơn rất nhiều. Bé đã biết nhận ra khuôn mặt của mẹ, giọng nói của mọi người xung quanh. Trò chuyện cùng bé, âu yếm bé mỗi ngày là cách ba mẹ gắn kết tình cảm với con và giúp con phát triển ngôn ngữ nhanh nhất.
Ngoài việc mát xa giúp bé thư giãn mỗi ngày. mẹ nên dành vài phút đặt con nằm sấp nhé. Việc này hỗ trợ con rất nhiều để phát triển cơ cổ, lưng và ray bé. Tuy nhiên, mẹ cần theo dõi con sát sao nhé, tránh nguy hiểm bất ngờ cho bé yêu nhà mình.
1 số lưu ý cho mẹ: Mẹ vừa trải qua 1 tháng kiêng cữ cảm giác như khá dài. Giờ đây mẹ có thể đi ra ngoài, giao tiếp với mọi người xung quanh để tâm trạng mình thoải mái hơn và làm những điều mình muốn. Tuy nhiên cơ thể mẹ chưa hoàn toàn phục hồi, vậy nên hãy nhớ bảo vệ chính bản thân của mình nhé.
2.2 Tuần thứ 6:
Nếu trong tháng đầu tiên, giấc ngủ của bé có vẻ thất thường, thì đến lúc này nhiều bé đã có khả năng phân biệt ngày - đêm chính xác. Đặc biệt hơn, nhiều bé đã có thể ngủ xuyên đêm ngay ở giai đoạn này nha.
Mẹ hay bất kỳ ai sẽ cảm thấy hạnh phúc, vui vẻ khi nhìn thấy nụ cười của bé. Bé đang dần học cách giao tiếp với người khác rồi. Thời điểm này mẹ sẽ nhận thấy sự thích thú rõ rệt của con khi được tiếp xúc với âm nhạc. Bé có biểu cảm khác nhau với từng loại nhạc, nên mẹ hãy để con thỏa sức khám phá mà không cần giới hạn âm thanh trong một loại nhạc nào nha.
1 số lưu ý cho mẹ: Bước vào thời điểm này, bác sĩ cho biết bạn có thể sinh hoạt vợ chồng bình thường trở lại. Tuy nhiên, bạn hãy nghe cơ thể mình để chọn một thời điểm thích hợp nhất nhé. Ngoài việc quan hệ, bạn và chồng có nhiều cách để thể hiện tình yêu với nhau, miễn là cả hai đều thoải mái và thích thú.
2.3 Tuần thứ 7:
Trẻ sơ sinh ở tuần thứ 7, mức độ tăng cân của từng bé khá khác nhau. Cân nặng trung bình của một bé từ 150g đến 300g mỗi tuần. Điều này còn tùy thuộc vào chế độ dinh dưỡng của mẹ, khả năng hấp thụ của con....
Nhướng lông mày. mím môi hay mơ ngủ là các biểu hiện thường gặp của trẻ ở giai đoạn này. Đôi khi bạn bắt gặp bé cười khúc khích khi đang ngủ. Thật đáng yêu đúng không? Mỗi ngày mẹ sẽ phát hiện ra ở con những điều kỳ diệu khác.
1 số lưu ý cho mẹ: Hầu hết các bà mẹ đều trải qua hiện tượng trầm cảm nhẹ. Mẹ có thể thấy mình chán nản, suy nghĩ linh tinh rất nhiều...Tuy nhiên mẹ nên cân bằng lại cảm xúc của mình vì giai đoạn này thường sẽ chỉ xảy ra trong khoảng 2 tuần thôi. Mọi thứ sẽ trở lại bình thường ngay sau đó nên mẹ yên tâm nhé. Nếu mẹ cảm thấy mình đang rơi vào trạng thái quá mệt mỏi thì hãy tìm đến bác sĩ để họ có những lời khuyên chính xác cho mình.
2.4 Tuần thứ 8:
Ở tuần tuổi này, não của bé đã phát triển hơn rất nhiều. Em bé có khả năng quan sát và tập trung cao hơn. Bé cũng thích thú với sự chuyển động của đồ vật. Tuy nhiên, giai đoạn này bé vẫn chỉ nhìn được vật cách xa khoảng 60 cm.
Bước sang tuần thứ 8, bé đã có khả năng điều khiển tay của mình để quơ hay cầm nắm bất kỳ thứ gì trong tầm tay bé. Vậy nên ba mẹ lưu ý đừng để các vật dụng có nguy cơ cao và dễ gây tai nạn cho bé nha.
1 số lưu ý cho mẹ: Công việc hàng ngày khiến mẹ cảm thấy mệt mõi và chán nản. Kéo theo đó là việt mất ham muốn trong quan hệ vợ chồng. Hoặc có những mẹ gặp trường hợp khô hạn trong một thời gian dài. Đây cũng là hiện tượng bình thường của thời kỳ cho con bú bởi sự thay đổi hóc môn trong cơ thể. Mẹ nên chia sẻ với ba để hỗ trợ mình trong chuyện này nha.
3. Quá trình phát triển của trẻ sơ sinh tháng thứ 3
Cách giao tiếp của bé ở giai đoạn này đã có nhiều thay đổi rõ rệt. Mẹ sẽ nghe thấy nhiều hơn tiếng bi bô của con. Thật tuyệt vời khi ở giai đoạn này đã có một số bé lẫy thành công. Mẹ nhớ ghi lại kỷ niệm đáng nhớ này cho con nhé
3.1 Tuần thứ 9:
Bước sang tháng thứ 3, gần như mẹ đã quen với nếp sinh hoạt của con để có thể sắp xếp công việc và sinh hoạt cá nhân cho phù hợp. Lúc này khả năng nghe của bé đã tốt hơn, ngoài ra bé đã thích thú với những món đồ nhiều màu sắc.
Mẹ hãy thử gọi bé từ xa để xem phản ứng của bé như thế nào nhé. Hầu hết các bé giai đoạn này đã biết lắng nghe và hướng mình về phía có âm thanh rồi. Nói chuyện cùng bé, hát ru bé...sẽ giúp bé phát triển một cách toàn diện các giác quan của mình.
Bạn có thể đưa cho con làm quen với đồ chơi: thú nhồi bông, xúc xắc...Tuy nhiên cần đảm bảo đồ chơi được sạch sẽ và an toàn. Bởi giai đoạn này bé đã có thể cầm bất kỳ đồ vật gì cho vào miệng.
3.2 Tuần thứ 10:
Mẹ đã bắt đầu bắt gặp những lúc bé mút tay, hoặc chảy nước dãi. Lượng dãi nhiều hay ít cũng tùy thuộc vào từng bé, từng giai đoạn. Ở thời điểm này bé chưa có biểu hiện mọc răng, hiện tượng chảy nước dãi chỉ là hiện tượng phát triển bình thường của bé.
Giai đoạn này bé vẫn đang phát triển rất nhanh về cân nặng, nguồn dinh dưỡng vẫn được hấp thụ hoàn toàn từ sữa nên mẹ cần có một chế độ ăn uống lành mạnh, khoa học. Giấc ngủ của con giờ đây cũng khá dài và có lịch sinh hoạt rõ ràng rồi.
3.3 Tuần thứ 11:
Ở tuần thứ 11, vận động của bé đã nhiều hơn và hứng thú hơn. Các động tác xoay người, đập tay, đập chân...sẽ thường xuyên xuất hiện. Do đó, việc đảm bảo an toàn cho bé phải được đặt lên hàng đầu mẹ nhé. Mẹ chỉ cần lơ là vài phút là con có thể bị ngã rồi đấy.
Mẹ có cảm giác bé đang tập lẫy ở giai đoạn này. Nhưng rất hiếm bé lẫy thành công. Hầu hết các bé đã có thể ngóc cao đầu khi mẹ đặt nằm sấp, cố nghiêng người hay đẩy người di chuyển bằng chân...Mọi ngày qua đi, em bé của mẹ sẽ có những vận động và phát triển mới để chuẩn bị cho lần lẫy thành công đầu tiên.
3.4 Tuần thứ 12:
Tuần cuối cùng của tháng thứ 3 rồi, Ba mẹ cùng nhớ lại những thời điểm phát triển của bé từ khi sinh ra nhé. Đảm bảo mọi người sẽ thấy hạnh phúc và ngỡ ngàng trước những thay đổi của bé yêu. Hãy cùng con ăn, ngủ, chơi và cùng con khám phá thế giới mẹ nhé.
Đọc sách, kể chuyện cho con nghe là phương pháp giáo dục đã được nhiều ông bố, bà mẹ áp dụng trong thời gian gần đây. Việc làm này có thể chưa đem lại hiệu quá trước mắt, nhưng sẽ hỗ trợ bé rất nhiều trong việc phát triển giác quan của mình. Bạn nên chọn những quyển truyện hay sách có nhiều hình ảnh, màu sắc khác nhau để tạo sự hứng thú cho bé nha.
1 số lưu ý cho mẹ: Cuộc sống hàng ngày có vô vàng những việc bạn không muốn làm, những lời bạn không muốn nghe, nhưng hãy cố bằng giữ đúng tinh thần và cân bằng cảm xúc bản thân mình nha. Bạn có thể bắt gặp những ý kiến hoặc những lời khuyên không mong muốn: Cho con uống sữa ngoài đi sữa mẹ làm gì còn chất, tập cho con ăn bột dần được rồi...Mẹ chỉ cần tìm cách xử lý cho hài hòa thôi, chứ đừng tự gây áp lực cho mình. Hãy biết lắng nghe và chọn lọc những lời khuyên đúng đắn.
Trên đây là những mốc phát triển của của trẻ sơ sinh dưới 3 tháng. Mỗi bé sẽ có cách phát triển riêng và ba mẹ cần bên cạnh con, cùng con lớn lên mỗi ngày. Hinata chúc bé khỏe mạnh nha
Xem thêm:
Kinh Nghiệm Chọn Mua Combo Đồ Sơ Sinh Đầy Đủ Và Tiết Kiệm Nhất
Chế Độ Dinh Dưỡng Từ A-Z Cho Bà Bầu Trong 9 Tháng Mang Thai
---
Hotline: 1900 636047
Email: hinata@hinata-vn.com
Website: https://hinata-vn.com