CON CẦM ĐỒ CHƠI NÀY!

CON CẦM ĐỒ CHƠI NÀY!

 
Chăm lo cho sự phát triển của bé không phải là một vấn đề khó. Thiên nhiên đã nghĩ ra tất cả cho bạn rồi. Nhiệm vụ của bạn - nhận biết được những đặc điểm phát triển của bé ở giai đoạn này và tạo môi trường thuận lợi cho sự phát triển đó.
 
Môi trường phát triển của bé – không chỉ là những đồ vật và mọi thứ xung quanh bé. Đó còn là những âm thanh và mùi hương, màu sắc và ánh sáng, đó là sự ấm áp và dịu dàng của người thân – không khí gia đình bao bọc bé.
 
Ngôi nhà ấm cúng
 
Đối với bé môi trường sống chính – đó là giường của bé, xe nôi và đôi bàn tay mẹ. Bạn thử tưởng tượng xem: vừa mới từ trong dạ con ấm cúng của mẹ bé bước vào một thế giới hoàn toàn xa lạ! Và để yên tâm nghiên cứu nó, bé cần phải tự học cách tin cậy vào thế giới này. Hãy giúp bé thực hiện sứ mệnh đó nhé.
 
Bạn nên cố gắng đừng để bé một mình. Trong vòng tay ôm ấp của mẹ bé sẽ thấy rất ấm cúng, sự đung đưa nhẹ nhàng làm cho bé bình tâm và luyện bộ máy tiền đình, và quan trọng hơn cả, với sự tiếp xúc gần gũi như vậy giữa mẹ và bé sẽ nảy sinh cảm giác tin tưởng tuyệt đối, và trong giai đoạn này mẹ là cả thế giới đối với bé.
 
Nhưng cũng đừng chiều bé quá! Khi có những dấu hiệu “ quá tải ” bạn hãy đặt bé vào ngôi nhà ” khác - giường của bé. Vì nơi đây bé không chỉ có thể ngủ. Hãy treo 1-2 lục lạc màu sáng ở khoảng cách 20-30 cm từ mắt bé. Nhưng mẹ cũng đừng quên thay đổi những chiếc lục lạc thường xuyên cho bé đỡ nhàm chán nhé. Và có thể treo gần giường của bé điện thoại di động - đồ chơi: hình dạng vui và âm thanh du dương thu hút bé.
 
Bé tìm hiểu thế giới bằng cả cách sờ mó các đồ vật xung quanh. Bạn hãy may một tấm thảm từ những mảnh vải khác màu và chất liệu vải thô, nhung, vài bò...) treo lên thành giường bé - để tay bé (với sự giúp sức của bạn) thỉnh thoảng sờ vào nó, việc này phát triển xúc giác cho bé. Đồng thời bạn hãy thường xuyên đưa cho bé cầm những đồ chơi được làm từ những chất liệu khác nhau như gỗ, cao su, nhựa...
 
Bạn cũng có thể may lục lạc vào tất chân của bé. Khi bé nhúc nhích chân, tự nhiên bé sẽ nhìn thấy (hoặc nghe thấy) – lục lạc sẽ thu hút sự chú ý của bé. Thậm chí bé có thể gắng lấy lục lạc, và có thể bé lấy được (vì vậy cần may cho chắc! Như thế khả năng phối hợp giữa suy nghĩ – khả năng nhìn – hành động của bé sẽ phát triển, và điều này thật quan trọng cho khả năng tự do chuyển động sau này của bé.
 
Ít ở trong cũi hơn
 
Có vẻ như chiếc cũi – đồ vật được nghĩ ra không phải cho sự phát triển của bé, mà để giúp đỡ bố mẹ. Và bé đúng khi đòi “được tự do”. Đừng hạn chế sự tự do chuyển động của bé, nếu bạn thực sự quan tâm tới sự phát triển của bé. Có ích hơn khi bé bò trên nền nhà, sờ vào ghế, bò đuổi theo mẹ, ... Vì thế hãy kiểm tra an toàn trong nhà và thả bé được tự do!
 
Thực sự tất cả những gì xung quanh bé đều giúp bé phát triển. Ví dụ, bé đánh đổ cốc nước – và bắt đầu lấy tay đập vũng nước. Bạn đừng vội lau: bé đang tiến hành thử nghiệm. Nếu bé hưởng tới chậu hoa, hãy mang nó tới gần bé, để cho bé ngửi hương thơm của bông hoa, xem cấu trúc lá câ . Chỉ cần theo dõi để bé không nếm thử vị của cây.
 
Bé biết gì?
 
3-4 tháng: Bé học cách phối hợp hành động. Ví dụ: khi xem xét tay mình bé so sánh những gì bé nhìn thấy với chuyển động của những ngón tay.
 
5-7 tháng: Nếu như trước đó bé thực hiện động tác nào đó và không thử lập lại, thì bây giờ bé ghi nhớ và tích cực thử lập lại.
 
8-10 tháng: Bé ném đồ chơi từ xe nôi ra, thực hiện thử nghiệm, thậm chí bé thử thách cả sự kiên nhẫn của mẹ nữa.
 
Bài tập cho bé: Cầm lấy lục lạc
 
Mục đích bài học - phát triển cảm nhận nhịp điệu của bé. Nhiệm vụ nghiên cứu bằng cảm giác những đồ chơi kích thước và hình dạng khác nhau. Hãy cho bé xem chiếc lục lạc, nhưng đừng cho bé cầm ngay khi bé yêu cầu, lúc đầu hấp dẫn bé. Cầm lúc lạc trước mắt bé để bé tự với tay tới. Thật có ích cho bé khi bé lấy và cầm trong tay đồ vật bất cứ từ tư thế nào (bên cạnh, trên đầu). Bé cần biết với tới đồ chơi, cầm lấy và giữ trong tay một thời gian nào đó.
 
Theo My Baby 
 
 
 

← Bài trước Bài sau →